Skip to main content
Celebrating Vietnamese migration

In 2025, we're celebrating 50 years of Vietnamese migration to Yarra.

Artist statement

Council has commissioned an artwork by local Vietnamese artist Viet-My Bui to celebrate 50 years of Vietnamese migration to Yarra.

Đi Chợ Với Mẹ

Tác phẩm nghệ thuật của Viet-My Bui

Trong hồi ức những năm tuổi thơ, tôi vẫn nhớ như in mỗi tuần được theo chân ba mẹ đi chợ dọc theo con phố Victoria. Có những hôm, tôi và ba ngồi chờ mẹ trong xe: ba đọc tờ Tivi Tuần-san mới nhất, còn tôi nhẩn nha thưởng thức ổ bánh mì, thỉnh thoảng ngước nhìn bóng mẹ tất bật qua lại, tay xách nách mang đầy ắp các bịch hàng. Lại có những lúc, tôi lẽo đẽo theo mẹ len lỏi giữa đám đông. Dù việc đi chợ khá mệt nhọc, nhưng mẹ luôn tận hưởng những lần được ghé Richmond. Mẹ tỉ mỉ lựa từng món rau củ tươi ngon nhất và say mê lạc bước giữa những dãy hàng bày bán dụng cụ nhà bếp và các món đồ lặt vặt. Mẹ thường bắt chuyện với các khách mua hàng lẫn các tiểu thương, dò hỏi chỗ mua đồ giá hời hoặc tâm sự về chuyện gia đình. Hồi bé, tôi cứ ngỡ mẹ quen biết tất cả mọi người trên phố Victoria. Mãi sau này, tôi mới nhận ra đó là nét đặc trưng của người Việt Nam, rằng họ có thể trò chuyện với người lạ như thể người thân trong gia đình.

Phố Victoria lúc nào cũng náo nhiệt với nhiều hoạt động và rực rỡ với muôn sắc màu, khung cảnh và hương vị. Mẹ thường bảo nơi đây gợi nhớ cho mẹ về quê hương Việt Nam. Kể từ ngày tị nạn đến Úc, mẹ hay than thở về những con phố ngoại ô Melbourne yên ắng, vắng vẻ, khác xa so với quê nhà Cần Thơ.

Đối với tôi, một người Úc gốc Việt trẻ tuổi, những lần được ghé Richmond luôn là những trải nghiệm đáng nhớ. Đó là lúc tôi được hòa mình với những người trông giống mình và nói cùng thứ tiếng với mình. Đó là lúc mẹ tôi dường như rạng rỡ nhất. Thuở bé, tôi xem những chuyến đi ấy là điều hiển nhiên, nhưng giờ đây, khi ngẫm lại, chúng thật đáng trân quý biết nhường nào.

Tác phẩm nghệ thuật này khắc họa năm phiên bản của mẹ tôi: hình ảnh mẹ hiện tại, mẹ của thập niên 2000, 90, 80, và thời còn là nữ sinh trung học. Mỗi phiên bản tượng trưng cho một thập niên kể từ làn sóng di cư của người Việt. Hình ảnh trẻ trung nhất là khi mẹ còn là  thiếu nữ ở Việt Nam với chiếc áo dài thướt tha cắp sách đến trường, không hề biết rằng một ngày nào đó mình sẽ phải rời xa quê hương để bắt đầu một cuộc sống mới nơi đất khách quê người. Tôi muốn ghi lại những sắc màu rực rỡ và dáng vẻ đặc trưng của con phố Victoria: những thùng nhựa sáng màu đầy ắp rau củ quả, những biển hiệu cửa hàng, và những tấm bạt bay phấp phới che nắng che mưa cho các gian hàng. Tôi cũng muốn tái hiện bầu không khí nhộn nhịp ở nơi đây, như cách tôi vẫn luôn nhớ về nó. Và trên hết, tôi muốn lưu giữ lại cảm giác ấm áp khi được hòa mình với cộng đồng thân thuộc. Câu tiếng Việt được mô phỏng theo nét chữ đẹp đẽ  của cha tôi, kiểu chữ mà ông đã học được khi còn là học sinh ở Việt Nam.

Dẫu những năm đầu tiên ở Úc đầy khó khăn, nhưng ba mẹ tôi vẫn luôn kiên trì, từng bước xây dựng cuộc sống, mang đến cho tôi và chị gái một tương lai tốt đẹp tại mảnh đất này. Tôi tin đây là hành trình mà biết bao người trong cộng đồng người Việt ở Victoria đã từng trải qua. Tôi mãi mãi biết ơn lòng dũng cảm và sự hy sinh của ba mẹ. Nếu không có điều đó, tôi đã không thể có mặt ở đây hôm nay để tạo nên tác phẩm nghệ thuật này.

Đi Chợ Với Mẹ (Going to the Market with Mum)

Artwork by Viet-My Bui

I vividly recall going to Victoria Street throughout my childhood, accompanying my parents on their weekly shop to the market. Sometimes my dad and I would wait in the car: him reading the latest issue of Tivi Tuần-san, me munching on a bánh mì, catching glimpses of mum hurrying by, her arms laden with shopping. Other times I'd trail along behind her as she wove her way through the crowd. Though it was a tiring errand, my mum enjoyed her trips to Richmond. She very carefully selected the freshest produce, and relished getting lost down aisles of kitchenware and knick-knacks. She often struck up conversations with other shoppers or vendors, learning the best bargains and chatting about their families. As a child, I had the impression my mum somehow knew everyone on Victoria Street—before realising that it was in the nature of Vietnamese people to strike up conversation with strangers as if they’re family.

Victoria Street was always bustling, a flurry of activity, colour, sights and smells. My mum would often tell me it reminded her of Vietnam. Ever since arriving on Australian soil as a refugee, she lamented how quiet and empty the streets were in suburban Melbourne compared to home in Cần Thơ.

Going to Richmond was a seminal experience for me as a young Vietnamese-Australian. It was a time where I was surrounded by people who looked and sounded like me, who spoke my language. It was a time where my mum seemed most vibrant. I took these trips for granted as a child, and I look back at them so fondly now.

This artwork concept features five versions of my mum: her current self, herself in the 2000s, 90s and 80s, and her high school self. Each of these versions of my mother represents the five decades since the Vietnamese migration. The youngest version of my mother is her teenage self, the one who was still growing up in Vietnam, wearing her áo dài to school, not knowing she would one day have to leave her home and set up life in a new country. I wanted to capture the bold hues and shapes of Victoria Street: the brightly coloured plastic crates overflowing with produce, the street shop signage, and the flapping awnings protecting the goods from sun and wind. Finally, I wanted to capture the sense of warmth and community. I also wanted to capture the lively atmosphere that I remember of Victoria Street. The Vietnamese text is modelled off my father's beautiful penmanship, which he learnt as a student in Vietnam.

Though my mum's earliest years in Australia were filled with immense hardship, she and my father persevered, and gradually built a life here for me and my sister—a journey shared by many members of the Vietnamese diaspora in Victoria. I am forever grateful for my parents' courage and sacrifice, without which I would not be here, having the opportunity to make this very artwork.